Vào 2006, 5 kiến trúc sư trẻ mới ra trường đã dùng hết số tiền tích cóp được (1.500 USD/người) để làm chuyến hành trình đáng nhớ. Họ lang thang khắp Ấn Độ trong 3 tháng để tìm hiểu về một trong những nền kiến trúc danh tiếng nhất thế giới. Chuyến đi này đã được báo tuổi trẻ viết bài như một thông tin điệp tích cực được gửi đến thế hệ trẻ Việt Nam, truyền cảm hứng cho họ dám đi, dám sống, dám hết mình vì đam mê.
Từ tư duy “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
5 chàng trai trẻ đó chính là Trần Quang Hiếu, Hoàng Hà, Thái Hoàng Phương, Nguyễn Đức Bảo Toàn và Trần Thiên Sinh. Vào thời điểm xuất hành đi Ấn, 5 chàng trai chỉ mới tốt nghiệp khoa kiến trúc của Đại học Kiến trúc TPHCM được 2 năm. Dùng gần như toàn bộ số tiền mình tích cóp được nhưng những người trẻ này chưa một lần hối hận vì quyết định này, bởi “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là phương châm sống và làm nghề của họ.
“Ngày đó tôi không tính toán gì nhiều mà chỉ nghĩ rằng mình càng trẻ thì càng phải đi, để mở mang tư duy, để ngắm nhìn thế giới. Kiến thức học trong trường chưa bao giờ là đủ. Mình phải bước ra khỏi vùng an toàn để biết thế giới này rộng lớn đến thế nào. Và chuyến đi đó không chỉ cho chúng tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp mà còn vô số giá trị không thể nào đong đếm được”, Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh nhớ lại.
Chuyến đi đáng nhớ đó của 5 chàng trai đã được báo Tuổi Trẻ đưa tin trong bài viết “‘Vươn ra biển lớn’: Cho người trẻ tham gia việc lớn” như một thông điệp tích cực dành cho giới trẻ: Hãy đi, hãy sống hết mình với đam mê và khát vọng!
Đến khát vọng vươn biển lớn của thế hệ kiến trúc sư trẻ Việt Nam
Theo Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh (nhà sáng lập của Myan Architects), người trẻ nên đi trải nghiệm nhiều ở các nước khác để mở rộng tư duy, để học hỏi và hội nhập. Các các kiến trúc sư có thể vẽ nhiều công trình và tự cảm thấy hài lòng. Thế nhưng họ cũng cần những chuyến đi để kiểm nghiệm lại những gì mình có. Nhiều giải pháp thực tế chưa được để cập đầy đủ trong chương trình tại đại học, hoặc nhiều kiến thức đã có trong bài học nhưng chưa thấy ứng dụng tại Việt Nam. Các chuyến đi, các hoạt động va chạm thực tế sẽ giúp người trẻ lấp đầy những “lỗ hổng” này.
Ngoài ra, lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam còn tồn đọng nhiều thực trạng đáng buồn. Chẳng hạn, rất nhiều công trình tiêu biểu như cầu Thủ Thiêm, Nhà văn hóa Thanh niên, nhà Quốc hội,… đều vào tay nước ngoài. Trong giới kiến trúc Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tìm được nhiều tổ chức và cá nhân có đủ khả năng đảm nhận các công trình này. Ít nhất, họ cần được tạo điều kiện để tham gia vào các công trình tầm cỡ, làm việc cùng những kiến trúc sư hàng đầu đến từ nhiều nước trên thế giới để nâng cao năng lực. Người trẻ nói chung và các kiến trúc sư Việt Nam nói riêng vốn dĩ rất thông minh, nhanh nhạy và tài năng. Nếu được tạo điều kiện, chúng ta hoàn toàn có thể đảm nhận những công trình tầm cỡ.
Myan Architects – 15 năm, một hành trình
Sau những chuyến đi “nhớ đời”, Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh đã tích lũy ngày càng nhiều kiến thức thực tế từ các công trình kiến trúc hàng đầu thế giới. Một năm sau chuyến đi “định mệnh”, tiền thân của Công ty Kiến Trúc Mỹ An (Myan Architects) ra đời, tồn tại và phát triển hơn 15 năm. Qua ngần ấy thời gian, đã có vô vàn công trình kiến trúc chất lượng được “ra lò” từ chính bàn tay của Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh và các cộng sự.
“Tôi hạnh phúc vì mình và các cộng sự đã sống chết với nghề hơn 15 năm qua, đã hiện thực hóa đam mê và khát vọng về “kiến trúc hạnh phúc” bằng chính công ty mình thành lập và lèo lái cho đến ngày nay”.
Theo Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh, làm nghề kiến trúc không chỉ là chuyện đi thiết kế theo ý khách hàng và bỏ tiền vào túi. Anh luôn miệt mài theo đuổi triết lý “kiến trúc hạnh phúc” để mỗi một ngôi nhà được anh và các anh em cộng sự trong Myan Architects đảm nhận đều góp phần mang lại cảm xúc hạnh phúc và bình an cho gia chủ.
Trải qua hơn 15 năm thăng trầm trong nghề, Myan vẫn tồn tại và phát triển và ngày càng tích luỹ được nhiều công trình chất lượng đáng tự hào. Thành quả này chắc chắn có sự góp phần không nhỏ từ những gì Kiến trúc sư Trần Thiên Sinh trong những chuyến đi khó quên thời tuổi trẻ. xin phép tạm kết bài viết này bằng một số công trình nhà ở do chúng tôi thiết kế và thi công.